Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Bài 1 Carulli và những nguyên tắc căn bản đầu tiên !


Các bài tập Carulli có ghi ngón

Có rất nhiều bạn mới học guitar cổ điển, muốn tự tập Carulli, nhưng không biết bấm ngón (cho bàn tay trái), hoặc móc ngón (cho bàn tay phải) ra sao cho đúng và phát triển tốt kỹ thuật các ngón tay.

Theo các hướng dẫn ở đầu sách, bạn đã biết cách cầm đàn, đặt tay trái và tay phải sao cho đúng, nên không cần phải nhắc lại. Ở đây, tôi chỉ muốn nhắc lại những nguyên tắc căn bản nhất cần nhớ khi thực hành bấm và gẩy nốt.

Một số nguyên tắc về bấm ngón (tay trái)

Ở vị trí đầu cần đàn, nguyên tắc chung cho 6 dây là: ngăn 1 bấm ngón 1, ngăn 2 bấm ngón 2, ngăn 3 bấm ngón 3, ngăn 4 bấm ngón 4. Chỉ trừ khi có ngoại lệ như sau:
·         Khi ta bấm hợp âm cùng lúc, trong đó có hai, ba nốt nằm trên nhiều dây khác nhau nhưng cùng một ngăn, thì nguyên tắc trên bị phá vỡ và các ngón được sắp xếp lại cho thuận tiện thế bấm (hoặc có khi vì mục đích tập giãn ngón khi bấm hợp âm). Ví dụ: ngón 3 bấm dây 6, ngăn 3 (nốt Sòl), đồng thời ngón 4 bấm dây 1, ngăn 3 (nốt Sól).
·         Khi cần chuẩn bị ngón cho nốt tiếp theo, thì nốt trước phải đổi trái nguyên tắc trên. Ví dụ, bài 3 Carulli, trường canh số 3, bắt đầu phách 2, hợp âm (Sol Re) có nốt Re ở ngăn 3, tiếp theo nốt Sol móc đơn cũng ở ngăn 3. Như vậy không thể ghi/bấm hai nốt này cùng ngón 3 được, vì như vậy âm thanh sẽ bị gián đoạn khi phải nhấc tay lên để bấm nốt thứ hai sau khi đàn nốt thứ nhất. Vì vậy ta sửa ngón 3 thành ngón 4 cho nốt Sól móc đơn.
·         Nguyên tắc "rào trước, đón sau" từ nốt của thế bấm này qua nốt của thế bấm tiếp theo trên cùng 1 dây. Ví dụ trượt ngón 2 đang bấm nốt Si trong hợp âm G (1/2 barré ngăn 3) sang nốt La trong hợp âm D7 (ngăn 1).
·         ...

Một số nguyên tắc về móc ngón (tay phải)

Bàn tay phải phức tạp hơn, tuy nhiên cũng có một số nguyên tắc. Thường nốt trầm (bass) được ký âm có đuôi quay xuống thì đàn bằng ngón p, các ngón i, m, a đàn các nốt bè cao có đuôi quay lên trên. Ở vị trí tĩnh, ngón p đàn 3 dây 6, 5, 4, ngón i dây 3, ngón m dây 2, ngón a dây 1, Khi đàn arpeggios (hợp âm rải) trong các bài tập đầu sách, nguyên tắc nốt ở dây nào thì móc dây nấy. Trừ trường hợp đó, còn lại là phá cách. Phá cách tức là các ngón p, i, m, a có thể đàn mọi dây, nguyên tắc của phá cách có thể được kể như sau:


·         Nguyên tắc đầu tiên, tràng nốt đơn đi liền nhau không được dùng 1 ngón để gẩy, thường được gọi là "lò cò". Ví dụ bài số 2, trường canh 7, có tràng nốt Re, Si, Do, La, ta không được đàn "lò cò" 3 nốt Re, Si, Do trên cùng dây 2 bằng chỉ 1 ngón (ví dụ ngón m). Lúc đó tràng 4 nốt này phải được ghi/gẩy là i, m, i, m.
·         Nguyên tắc trên không áp dụng cho các hợp âm chập đi liền nhau và dĩ nhiên cho ngón cái (ngón duy nhất được "lò cò").
·         Việc ghi ngón sao cho hợp lý, theo nguyên tắc "rào trước, đón sau" từ trường canh này qua trường canh tiếp theo, hoặc theo nguyên tắc làm nổi bè nào đó của hòa âm.
·         Có những trường hợp ngón ghi là thuận (i ---> m, hoặc m ---> a, hoặc i ---> a khi đàn từ dây thấp lên dây cao (chiều từ dây 6 lên dây 1)), có khi là nghịch (ngược lại, ví dụ i ---> m, hoặc m ---> a, hoặc i ---> a khi đàn từ dây cao xuống dây thấp). Nguyên tắc ưu tiên là phải thuận ngón. Ngón móc nghịch thường gọi là tréo ngón, do khi gẩy dễ bị lộn hoặc hụt dây, nhưng có những trường hợp buộc phải nghịch ngón (bài 3, trường canh số 5 từ dưới đếm lên, nốt Mi ngón m). Hoặc nghịch ngón cần thiết để phục vụ kỹ thuật tréo dây (string crossing) khi chạy âm giai hoặc picado (trong Flamenco).
...

Để kết, việc ghi ngón nhằm phục vụ chơi đàn được dễ dàng và phát triển tốt các ngón tay của 2 bàn tay. Cho nên có thể với một bài đàn, ta có nhiều cách ghi ngón khác nhau. Do đó, nó chỉ mang tính tương đối. Các bạn đàn quen, có thể chẳng cần phải ghi ngón nữa, chỉ cần không vi phạm những nguyên tắc cơ bản ở trên là được.
1 video của bác Quang cũng chia sẽ về vấn đề này :D... 



Chúc các bạn thành công!






Bài 1


Bài này là bài đầu tiên nên các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:


·         Bài viết theo điệu Vals (tiếng Tây Ban Nha), hoặc Valse (tiếng Pháp), hoặc Waltz (tiếng Anh), hoặc Luân Vũ (tiếng Việt).
·         Mỗi dòng là 1 câu, bạn đàn 2 lần, vì có ký hiệu lặp lại (vạch đôi + 2 chấm)
·         Khi đàn xong trường canh cuối cùng của câu 3, có chữ D.C. (Da Capo) và ký hiệu Segno (Chữ S gạch chéo + 2 chấm), bạn quay lại đầu bài; đàn tiếp đến hết câu 2, có chữ FIN (tiếng Pháp) hoặc FINE (tiếng Ý) là kết thúc.
·         Nên đàn theo metronome, 1 phách là 1 dấu móc đơn. Như vậy mỗi trường canh có 3 phách.
·         Cuối câu có dấu lặng móc cho mỗi bè, bạn dùng ngón cái và ngón vừa gẩy (i hoặc m) tỳ lên nốt mới gẩy để chặn tiếng.

Chúc các bạn luyện tập thành công bài này ! 

Cuối cùng xin thay mặt các bạn cảm ơn Thầy Việt làm việc này để anh em có điều kiện tốt nhất để tập Guitar Classic !

Nguồn bài viết được lấy từ diễn dàn Vimlounge!

Chào tạm biệt và hẹn gặp lại !

 CLB Guitar Thủ Đức!
Thay mặt ban chủ nhiệm,
Mr.XL


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét