Chào các bạn, có rất nhiều bạn khi mới bắt đầu học guitar đã hỏi tôi những câu hỏi đại loại như:
- học guitar bắt đầu như thế nào?
-làm sao để học guitar cho tốt?
- guitar tự học được không hay phải học thầy?
- để đệm hát tốt hơn, thoát khỏi lối chơi thông thuòng nên làm nhu thế nào!
- cảm âm????
Vâng hôm nay dạo một vòng diễn dàn Vim lounge ... mình đọc được một bài viết khá hay và phân tích khá chi tiết của một bạn có nick name KhiemNguyen
Các bạn theo dỏi nhé!
"Vậy là giờ đây chúng ta đã rõ câu hỏi của bạn vantienphap (cũng được biết với tên guitarvtp mà ban đầu tôi tưởng là người, nên chờ hoài câu trả lời của người hỏi J) là làm thế nào để đệm guitar theo phong cách classic (dùng ngón tay) chứ không phải theo phong cách modern (dung miếng gảy). Tôi cũng theo dõi cả những “diễn biến” về sau; đặc biệt là video clip Riêng một góc trời với phần đệm guitar. Tôi muốn chia sẻ thêm một số quan điểm của mình về chủ đề này.
Người bắt đầu tập guitar thường sẽ có 2 chọn lựa: tập guitar cổ điển (ta quen gọi là guitar classic) hoặc tập guitar đệm hát (ta quen gọi là guitar “mô đẹc” từ chữ modern). Từ 2 chọn lựa này mà ta sẽ phải rẽ theo một trong 2 nhánh; kiểu như 2 môn phái “kiếm tông” và “khí tông” trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung vậy.
Nếu đi theo nhánh kiếm tông classic thì ta sẽ đánh đàn bằng ngón tay có móng. Còn với khí tông “mô đẹc”, thì dùng miếng gảy đàn.
Trong thực tế, phe kiếm tông classic ngay từ đầu và cả về sau thường chỉ chơi những bản nhạc đã được soạn sẵn. Vì chơi bằng cả 4 ngón tay (p-i-m-a) trên những bản nhạc đã được các nhạc sỹ tài danh soạn sẵn nên họ thường xuyên được “làm việc” với những hợp âm thật đẹp và cũng thật phức tạp. Nhưng cũng trớ trêu thay, chính vì thường xuyên được “ăn cơm nhà hàng” như thế, nên dần dần họ không có khả năng “tự nấu món ăn cho mình”; nghĩa là không biết cách nấu ăn.
Phe khí tông modern vì sử dụng miếng gảy đàn nên dĩ nhiên họ sẽ không chơi những tác phẩm cổ điển chỉ soạn cho cách đánh p-m-i-a, mà từ những ngày đầu tiên họ sẽ phải chơi những bản nhạc với những nốt đơn. Cũng vậy, vì mục đích đệm hát, nên ngày từ đầu phe khí tông sẽ được làm quen ngay với các hợp âm; thí dụ như bấm hợp âm Đô trưởng ra làm sao, họ hàng trong gia đình Đô trưởng gồm những “ai”?... Do cách dạy và học như vậy nên phe khí tông “mô đẹc” dần dần biết tự “nấu ăn cho mình” (là khả năng đệm đàn đó) , nhưng không chắc là món ăn sẽ ngon đâu nha! J
Nghe phân tích thì thấy cũng tức (và cả tự ái) cho phe kiếm tông classic về khả năng “nấu ăn” quá nhưng thật sự thì cũng không có gì đáng tức cả. Vì kỹ năng nào mà ta không tập thì sẽ không biết hoặc không giỏi. Nhưng chẳng lẽ dân classic không đệm đàn được? Câu trả lời là được quá đi chứ, nhưng phải để ý và tập thôi!
Bạn vantienphap hỏi về “cách chạy âm giai trong đệm hát” thì tôi diễn giải ra bằng nhóm từ “đệm hát bằng phong cách kiếm tông cổ điển” nghe cho nó vui hơn. Và tôi xin có mấy ý kiến sau (dựa vào kinh nghiệm bản thân).
Bạn cần 2 yếu tố sau đây: phần “tay” và lý thuyết nhạc (phần cứng), tai nghe và sự cảm thụ âm nhạc (phần mềm).
1. Phần cứng:
Muốn đạt được yếu tố “tay”, bạn phải tập đàn guitar classic đến một mức độ nhất định nào đó. Theo thphuong đó là mức độ Tarrega (đánh được những bài của Tarrega); it sounds good, nhất trí cao!
Kế đến bạn phải học nhạc lý, cơ bản thôi chứ không cần quá cao. Tập trung vào hợp âm, họ hàng của chúng… Cách vận hành giữa các hợp âm… Học nhưng phải đi đôi với hành, không nên học “chay”; nghĩa là học trên bài hát cụ thể… Những điều này mà được một người thầy có khiếu truyền đạt thì sẽ mau tiến bộ lắm.
2. Phần mềm:Bạn phải nghe nhạc nhiều để hỗ trợ yếu tố “tai nghe”. Điều này giúp bạn sau này khi nghe người khác chơi bạn có thể học hỏi từ đó. Chẳng hạn, chỗ đó người ta chơi hợp âm gì mà hay thế?
Cuối cùng mà cũng quan trọng lắm đó là sự cảm thụ âm nhạc, thẩm mỹ âm nhạc. Yếu tố này thì không ai có thể dạy cho ta cả, mà do chính ta tự “nghiền ngẫm”, dĩ nhiên với tinh thần cầu thị tự những quan điểm nghệ thuật của người đi trước. Yếu tố này có thể nâng dần theo năm tháng. Nó giúp ta “gạn đục khơi trong”, tiếp thu những cái hay loại bỏ những cái chưa hay…
Trở qua chủ đề phần đệm guitar của video clip Riêng 1 góc trời:
Tôi có thể nói ra ngay cảm xúc của mình sau khi nghe bài này; đó là phần đệm đã giết chết cảm xúc của tôi về bài hát RMGT. Thphuong nói anh ta “lạm dụng kỹ thuật”, còn tôi nói là anh ta đã Killing the song with his performance! Tôi sẽ không còn một tí cảm xúc nào để có thể hát bài này với phần đệm như vậy. Kỹ thuật chỉ là phương tiện (means) để chuyên chở cảm xúc (end) mà thôi. Ta không thể làm điều ngược lại, đó là bắt cảm xúc phải “chịu đựng” kỹ thuật!
Bởi vậy với tôi, yếu tố cảm thụ âm nhạc là quan trọng nhất. Tôi nhớ trong diễn đàn VIM có một bài của anh anbinh4u viết về bài Moon River của Henry Mancini với bản soạn cho guitar của Noriyasu Takeuchi. Tôi chỉ có thể thốt lên một câu (bắt chước Abba): “Thank you for the music” khi nghe những hợp âm trong bài này! Tôi đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ lời nói để diễn ta vẻ đẹp của ngôn ngữ âm nhạc, nhưng đành bất lực; thế nên tôi đã chỉ để lại lời tạ ơn bằng môt cú click chuột vào nút Thanks mà thôi.
Tôi để ý không phải mọi người đều có “sức cảm thụ âm nhạc” ban đầu giống nhau. Ít nhất là qua một thí nghiệm vui của tôi với các bạn đồng nghiệp trong hội hát karaoke ở công ty. Thí nghiệm cho khả năng thứ 1: “Khả năng nhắc lại giai điệu cho đúng”. Có 1 số anh em dù cố gắng cách mấy hát cũng không đúng giai điệu (ta quen gọi là lạc tông hay hát “phô”). Nhóm “ngon” hơn nhắc lại đúng, nhưng với một số bài chuyển cung nhiều thì chưa đúng lắm. Nhóm “xịn” hát bài nào cũng đúng. Nhóm “ếch xào lăn” (execellent) thậm chí biết hát bè nữa!
Thí nghiệm cho khả năng thứ 2: “Phân biệt bài hát là trưởng (major) hay thứ (minor)”. Vào mỗi buổi chiều thứ Sáu, khi mà công việc đã ngớt, mai lại được nghỉ, anh em hay mở nhạc để nghe. Và những lần như thế tôi hay chơi trò đố mọi người là bài này trưởng hay thứ. Dĩ nhiên, trước đó mình cũng cắt nghĩa nôm na và cho thí dụ về những bài trưởng (nghe nó “sáng”), và những bài thứ (nghe nó “tối”). Có một người luôn nói đúng, còn lại có sai có đúng J!
Tuy nhiên có một lần anh ta bị “tổ chác” với bài “Hoài Cảm” của Cung Tiến. Vì “chiều buồn len lén tâm tư” là thứ; trong khi “lòng cuồng điên vì nhớ” lại là trưởng!"
- học guitar bắt đầu như thế nào?
-làm sao để học guitar cho tốt?
- guitar tự học được không hay phải học thầy?
- để đệm hát tốt hơn, thoát khỏi lối chơi thông thuòng nên làm nhu thế nào!
- cảm âm????
Vâng hôm nay dạo một vòng diễn dàn Vim lounge ... mình đọc được một bài viết khá hay và phân tích khá chi tiết của một bạn có nick name KhiemNguyen
Các bạn theo dỏi nhé!
"Vậy là giờ đây chúng ta đã rõ câu hỏi của bạn vantienphap (cũng được biết với tên guitarvtp mà ban đầu tôi tưởng là người, nên chờ hoài câu trả lời của người hỏi J) là làm thế nào để đệm guitar theo phong cách classic (dùng ngón tay) chứ không phải theo phong cách modern (dung miếng gảy). Tôi cũng theo dõi cả những “diễn biến” về sau; đặc biệt là video clip Riêng một góc trời với phần đệm guitar. Tôi muốn chia sẻ thêm một số quan điểm của mình về chủ đề này.
Người bắt đầu tập guitar thường sẽ có 2 chọn lựa: tập guitar cổ điển (ta quen gọi là guitar classic) hoặc tập guitar đệm hát (ta quen gọi là guitar “mô đẹc” từ chữ modern). Từ 2 chọn lựa này mà ta sẽ phải rẽ theo một trong 2 nhánh; kiểu như 2 môn phái “kiếm tông” và “khí tông” trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung vậy.
Nếu đi theo nhánh kiếm tông classic thì ta sẽ đánh đàn bằng ngón tay có móng. Còn với khí tông “mô đẹc”, thì dùng miếng gảy đàn.
Trong thực tế, phe kiếm tông classic ngay từ đầu và cả về sau thường chỉ chơi những bản nhạc đã được soạn sẵn. Vì chơi bằng cả 4 ngón tay (p-i-m-a) trên những bản nhạc đã được các nhạc sỹ tài danh soạn sẵn nên họ thường xuyên được “làm việc” với những hợp âm thật đẹp và cũng thật phức tạp. Nhưng cũng trớ trêu thay, chính vì thường xuyên được “ăn cơm nhà hàng” như thế, nên dần dần họ không có khả năng “tự nấu món ăn cho mình”; nghĩa là không biết cách nấu ăn.
Phe khí tông modern vì sử dụng miếng gảy đàn nên dĩ nhiên họ sẽ không chơi những tác phẩm cổ điển chỉ soạn cho cách đánh p-m-i-a, mà từ những ngày đầu tiên họ sẽ phải chơi những bản nhạc với những nốt đơn. Cũng vậy, vì mục đích đệm hát, nên ngày từ đầu phe khí tông sẽ được làm quen ngay với các hợp âm; thí dụ như bấm hợp âm Đô trưởng ra làm sao, họ hàng trong gia đình Đô trưởng gồm những “ai”?... Do cách dạy và học như vậy nên phe khí tông “mô đẹc” dần dần biết tự “nấu ăn cho mình” (là khả năng đệm đàn đó) , nhưng không chắc là món ăn sẽ ngon đâu nha! J
Nghe phân tích thì thấy cũng tức (và cả tự ái) cho phe kiếm tông classic về khả năng “nấu ăn” quá nhưng thật sự thì cũng không có gì đáng tức cả. Vì kỹ năng nào mà ta không tập thì sẽ không biết hoặc không giỏi. Nhưng chẳng lẽ dân classic không đệm đàn được? Câu trả lời là được quá đi chứ, nhưng phải để ý và tập thôi!
Bạn vantienphap hỏi về “cách chạy âm giai trong đệm hát” thì tôi diễn giải ra bằng nhóm từ “đệm hát bằng phong cách kiếm tông cổ điển” nghe cho nó vui hơn. Và tôi xin có mấy ý kiến sau (dựa vào kinh nghiệm bản thân).
Bạn cần 2 yếu tố sau đây: phần “tay” và lý thuyết nhạc (phần cứng), tai nghe và sự cảm thụ âm nhạc (phần mềm).
1. Phần cứng:
Muốn đạt được yếu tố “tay”, bạn phải tập đàn guitar classic đến một mức độ nhất định nào đó. Theo thphuong đó là mức độ Tarrega (đánh được những bài của Tarrega); it sounds good, nhất trí cao!
Kế đến bạn phải học nhạc lý, cơ bản thôi chứ không cần quá cao. Tập trung vào hợp âm, họ hàng của chúng… Cách vận hành giữa các hợp âm… Học nhưng phải đi đôi với hành, không nên học “chay”; nghĩa là học trên bài hát cụ thể… Những điều này mà được một người thầy có khiếu truyền đạt thì sẽ mau tiến bộ lắm.
2. Phần mềm:Bạn phải nghe nhạc nhiều để hỗ trợ yếu tố “tai nghe”. Điều này giúp bạn sau này khi nghe người khác chơi bạn có thể học hỏi từ đó. Chẳng hạn, chỗ đó người ta chơi hợp âm gì mà hay thế?
Cuối cùng mà cũng quan trọng lắm đó là sự cảm thụ âm nhạc, thẩm mỹ âm nhạc. Yếu tố này thì không ai có thể dạy cho ta cả, mà do chính ta tự “nghiền ngẫm”, dĩ nhiên với tinh thần cầu thị tự những quan điểm nghệ thuật của người đi trước. Yếu tố này có thể nâng dần theo năm tháng. Nó giúp ta “gạn đục khơi trong”, tiếp thu những cái hay loại bỏ những cái chưa hay…
Trở qua chủ đề phần đệm guitar của video clip Riêng 1 góc trời:
Tôi có thể nói ra ngay cảm xúc của mình sau khi nghe bài này; đó là phần đệm đã giết chết cảm xúc của tôi về bài hát RMGT. Thphuong nói anh ta “lạm dụng kỹ thuật”, còn tôi nói là anh ta đã Killing the song with his performance! Tôi sẽ không còn một tí cảm xúc nào để có thể hát bài này với phần đệm như vậy. Kỹ thuật chỉ là phương tiện (means) để chuyên chở cảm xúc (end) mà thôi. Ta không thể làm điều ngược lại, đó là bắt cảm xúc phải “chịu đựng” kỹ thuật!
Bởi vậy với tôi, yếu tố cảm thụ âm nhạc là quan trọng nhất. Tôi nhớ trong diễn đàn VIM có một bài của anh anbinh4u viết về bài Moon River của Henry Mancini với bản soạn cho guitar của Noriyasu Takeuchi. Tôi chỉ có thể thốt lên một câu (bắt chước Abba): “Thank you for the music” khi nghe những hợp âm trong bài này! Tôi đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ lời nói để diễn ta vẻ đẹp của ngôn ngữ âm nhạc, nhưng đành bất lực; thế nên tôi đã chỉ để lại lời tạ ơn bằng môt cú click chuột vào nút Thanks mà thôi.
Tôi để ý không phải mọi người đều có “sức cảm thụ âm nhạc” ban đầu giống nhau. Ít nhất là qua một thí nghiệm vui của tôi với các bạn đồng nghiệp trong hội hát karaoke ở công ty. Thí nghiệm cho khả năng thứ 1: “Khả năng nhắc lại giai điệu cho đúng”. Có 1 số anh em dù cố gắng cách mấy hát cũng không đúng giai điệu (ta quen gọi là lạc tông hay hát “phô”). Nhóm “ngon” hơn nhắc lại đúng, nhưng với một số bài chuyển cung nhiều thì chưa đúng lắm. Nhóm “xịn” hát bài nào cũng đúng. Nhóm “ếch xào lăn” (execellent) thậm chí biết hát bè nữa!
Thí nghiệm cho khả năng thứ 2: “Phân biệt bài hát là trưởng (major) hay thứ (minor)”. Vào mỗi buổi chiều thứ Sáu, khi mà công việc đã ngớt, mai lại được nghỉ, anh em hay mở nhạc để nghe. Và những lần như thế tôi hay chơi trò đố mọi người là bài này trưởng hay thứ. Dĩ nhiên, trước đó mình cũng cắt nghĩa nôm na và cho thí dụ về những bài trưởng (nghe nó “sáng”), và những bài thứ (nghe nó “tối”). Có một người luôn nói đúng, còn lại có sai có đúng J!
Tuy nhiên có một lần anh ta bị “tổ chác” với bài “Hoài Cảm” của Cung Tiến. Vì “chiều buồn len lén tâm tư” là thứ; trong khi “lòng cuồng điên vì nhớ” lại là trưởng!"
Vâng có thể qua bài viết này bạn đã tìm ra câu trả lời của mình hoặc có thể chưa!
Nếu bạn có thắc mắc hay liên hệ với CLB Guitar Q9 - Thủ Đức! chúng mình sẽ giúp bạn hết sức có thể!
Email: clbgfc@gmail.com
Nguồn : Forum Vimlouge!
Chào các bạn,
Chúc các bạn có một kì nghĩ lễ vui vẻ!
Đại diện ban chủ nhiệm CLB
29/4/2013
Mr.X:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét